Câu chuyện đằng sau nhà hát con sò Sydney…

Rate this post

Nhà hát con sò Opera house  được xem là biểu tượng của đất nước và con người ở Úc. Bạn từng đi du lịch tại Úc mà chưa chiêm ngưỡng thiết kế này quả là một thiếu sót lớn.

 

                                                                                

Thiết kế nhà hát Opera house là một thiết kế bay bổng nếu bạn nhìn từ xa sẽ nhìn giống những cánh buồm trắng vươn ra biển khơi trên nền đá sa thạch đỏ khổng lồ. Tráng lệ là thế ! Nhưng nếu tôi hỏi bạn có biết được câu chuyện đằng sau nhà hát con sò thì bạn có thể trả lời tôi không ?

Nếu bạn chưa biết thì không sao cả ! Để tôi kể bạn biết nhé !

Câu chuyện đằng sau nhà hát con sò Sydney

Ngày 13/09/1955, chính phủ Úc cho tổ chức cuộc thi quốc tế tìm kiếm kiến trúc phù hợp cho nhà hát lớn, nơi được xác định sẽ diễn ra những vở kịch kinh điển thế giới. Hơn 1000 kiến trúc sư đã tham gia cuộc thi nhưng chỉ có 220 tác phẩm được chọn và thành công cuối cùng thuộc về kiến trúc sư người Đan Mạch Jorn Utzon.

 

uygugguygy

 

Công trình bắt đầu được xây dựng vào năm 1957. Mọi người đều nghĩ việc này đã đem lại thành công cho người kiến trúc sư Đan Mạch. Nhưng không đúng như vậy ! Ý tưởng độc đáo, sáng tạo này đã trở thành rào cản cho ông khi bắt đầu xây dựng. Bởi lẽ, việc đưa thiết kế mái hình cánh buồm bằng đá sa thạch khổng lồ vào thực tiễn làm sao để vừa bảo đảm vẻ đẹp hài hòa của bến cảng Circular, vừa phù hợp với hệ thống sân khấu bên trong, và chuỗi các quán bar, nhà hàng bên ngoài là điều chưa có tiền lệ. Sự phức tạp trong cấu trúc và công nghệ mới khiến chi phí và thời gian thi công nhà hát kéo dài rất lâu. Chính điều này làm cho chính phủ và người dân Úc phẫn nộ, thậm chí còn tổ chức các cuộc diễu hành phản đối việc xây dựng nhà hát. Vì thời gian đó họ nghĩ chính kiến trúc này sẽ phá hủy đi vẻ đẹp tự nhiên của Vịnh Circular cũng như đang là gánh nặng của nước Úc lúc bấy giờ.

Trước sự chỉ trích của người dân và mâu thuẫn không thể hòa giải với chính phủ, năm 1966, kiến trúc sư Utzon quyết định rút ra khỏi dự án với “lời thề” không bao giờ trở lại nước Úc. Ông ra đi với đủ cảm xúc mà chỉ bằng lời nói thì không thể diễn tả được.

Việc tiếp tục xây dựng nhà hát Opera House được để lại cho các kiến trúc người Úc, những người đã thay đổi phần lớn các thiết kế bên trong nhà hát để đẩy nhanh quá trình xây dựng, chính vì nguyên nhân này dẫn đến hạn chế về mặt âm thanh cũng như nội thất trong nhà hát mà chính phủ Úc đang tìm cách khắc phục cho đến tận ngày nay.

14 năm sau, nhà hát được hoàn thành và trở thành biểu tượng cho thành tựu sáng tạo của nước Úc và cả thế giới. Là kiến trúc được đánh giá là đỉnh cao kiến trúc của thế kỷ 20. Tuy nhiên, có một điều sau khi xây dựng xong người ta mới phát hiện, một thông điệp cao cả hiện lên từ những cánh buồm trắng – những mảnh ghép hoàn chỉnh của quả địa cầu, tượng trưng cho tình đoàn kết năm châu vững bền mà Utzon gửi đến thông qua kiến trúc của mình. Người Úc cảm thấy mình thật xấu hổ khi đối xử không đúng với người đã góp phần thay đổi hình của đất nước họ.

Hơn 40 năm trôi qua,  nhìn cách người dân Úc cả những khách du lịch từ khắp nơi đứng dưới nắng hè oi ả để được vào tham quan nhà hát con Sò thì cũng đủ thấy nơi đây có sức hút như thế nào. Người Úc không hề giấu giếm câu chuyện này, họ sẽ kể cho bạn bằng tấm lòng chân thật và luôn muốn gửi lời cảm ơn đến người cha đẻ của nhà hát – ông Utzon.

Trích dẫn một câu của thủ tướng Rudd: Đứng vươn mình kiêu hãnh bên cạnh Cảng Sydney, Nhà hát Sydney là một trong những biểu tượng quốc gia được thế giới công nhận rộng rãi nhất. Theo dòng lịch sử, nhà hát đã trở thành biểu tượng của Sydney nói riêng và cả đất nước Australia nói chung… Kiến trúc sư Utzon không chỉ là người con của đất nước Đan Mạch mà còn là người con của Australia“.

Tôi hi vọng bạn sẽ đặt chân đến nước Úc và khám phá nhà hát con sò để có cảm nhận cho riêng mình về câu chuyện này !

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi Ngay
Chỉ Đường